Theo bác sĩ Đinh Doãn Thạch, kem chống nắng có thể ngăn chặn, hoặc phát tán ánh sáng mặt trời, giảm tác hại của ánh nắng lên da, ngăn chặn ung thư và lão hóa da. Mọi người nên thoa kem chống nắng để hạn chế tia tử ngoại chiếu trực tiếp vào da, nhất là những người da mỏng, sáng màu dễ bắt nắng hoặc bệnh nhân đang dùng các loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng như doxycyclin, tetracyclin…
- Đi chơi Valentine, chọn kem chống nắng nào sẽ tốt nhất?
- Tăng sắc tố da, bôi kem chống nắng được không?
- Dị ứng da vì dùng kem chống nắng không phù hợp
- Nên xoa kem chống nắng mỗi ngày để làm chậm lão hóa da
- 5 loại da và cách chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại

Tránh dị ứng với kem chống nắng
DS Hoàng Yến cho biết, một số người dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất hóa học, mỹ phẩm, nên sau khi dùng kem chống nắng thấy mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn nước… Một số kem chống nắng có Octyl methoxycinnamate (chất chống lại tia UVB) có thể gây kích ứng da rất ngứa. Hương liệu tạo thơm trong kem chống nắng cũng có thể gây dị ứng. Theo Ths.BS Đinh Doãn Thạch, kem chống nắng ít có tác dụng phụ, nhưng người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Do đó, lần đầu tiên dùng kem chống nắng nên bôi thử vào sau tai, trong cẳng tay và chờ vài giờ. Nếu không ngứa, nổi mẩn đỏ thì dùng được. DS Hoàng Yến khuyên, không nên bôi thử ở mặt vì lỡ dị ứng sẽ rất mất thẩm mỹ. Tránh bôi kem chống nắng vào vùng niêm mạc như mắt, miệng… Nếu dị ứng hãy đổi sang loại kem chống nắng nhãn hiệu khác hoặc chọn loại kem chống nắng có độ tăng từ từ để da thích ứng dần.Tránh ánh nắng nguy hiểm
Có 2 loại tia cực tím nguy hiểm cho da là UVA và UVB hoạt động mạnh từ 10 – 16 giờ mùa hè hàng ngày, gây sạm đen và có thể gây ung thư da. Lúc này cần hạn chế ra ngoài trời, nếu phải ra thì thoa kem chống nắng trước 30 phút, loại SPF trên 30, kết hợp mặc áo chống nắng dày, đội mũ rộng vành, đeo kính râm để tránh các tia cực tím.Thoa kem chống nắng như thế nào
Mồ hôi, nước, ánh nắng sẽ dần làm kem mất tác dụng, nên sau 2 giờ cần thoa bổ sung. Trước khi bôi kem cần tắm, lau khô mồ hôi. Thoa kỹ các vùng có thể bị hở như sát mi mắt, cổ, tay chân, mặt, tai, môi… Nên thoa lớp kem chống nắng dày khoảng 0,2 cm (khoảng 1 đầu ngón tay trỏ đầy kem là đủ cả mặt). Bôi ít kem thì hiệu quả chống nắng sẽ kém, thời gian chống nắng sẽ ngắn. Bôi nhiều kem thì chỗ kem thừa không kịp thẩm thấu vào da sẽ gây dị ứng da. Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại thuốc ngoài da khác vì có thể xảy ra hiện tượng tương tác thuốc gây kích ứng, dị ứng. Nhưng có thể kết hợp dùng kem chống nắng với mỹ phẩm.Trẻ em dùng kem chống nắng như thế nào
Theo BS Nguyễn Thành (Viện Da liễu Trung ương) trẻ em da mỏng, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khi dùng kem chống nắng phải lựa chọn cẩn thận, nên chọn loại có chỉ số SPF từ 15 – 30. Bởi vì SPF càng cao là càng nhiều hóa chất đe dọa làn da của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi da non và nhạy cảm thì không nên dùng. Nên chọn cho trẻ kem chống nắng không thấm nước vì trẻ nô đùa ra nhiều mồ hôi làm trôi kem.