Kem chống nắng hiện nay đã trở thành sản phẩm không thể thiếu của chị em trong việc bảo vệ da. Sử dụng kem chống nắng hằng ngày nhưng chưa chắc chị em phụ nữ đã biết được những bí ẩn đằng sau của sản phẩm này. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bí ẩn đó ngay bây giờ nhé.
Kem chống nắng đầu tiên
Ngoài những vật dụng để chúng ta chống nắng thì ngày xưa con người đã sử dụng những loại thảo dược để làm kem chống nắng. Những loại kem đầu tiên ra đời với chiết xuất từ dầu cám gạo, chất sắt, đất sét và nhựa đường...
Kem chống nắng chỉ được phát triển ở thập niên 1910, sản phẩm kem chống nắng đầu tiên ra đời có chiết xuất từ hạt dẻ, có dạng kemvới tên thương mại là Zeozon. Trong những năm 1940, những người lính thuộc trong không quân Hoa Kỳ đã dùng thuốc thú y petrolatum để làm kem chống nắng cho mình.
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng
Thành phần trong kem chống nắng thường làm từ 2 loại nguyên liệu cơ bản là: hạt vô cơ như titan dioxit, kẽm oxit và các chất hữu cơ chiết xuất từ thẩo dược và các hợp chất trong nhóm oxybenzone.
Các hạt vô cơ phản xạ tia UV, chất hữu cơ hấp thu UV và chuyển hóa năng lượng của nó thành nhiệt giúp chống lại các phản ứng hóa học trên.
Tiến sĩ Shannon Trotter từ Đại học bang Ohio nói rằng sẽ là tối ưu nếu dùng cả 2 thành phần. Một thành phần chống lại tác động hóa học còn thành phần còn lại thì chống lại các tác động vật lý. Hầu hết những loại kem chống nắng hiện nay đều chưa có 2 thành phần này.
Kem chống nắng có làm giảm vitamin D
Nhiều ngời sử dụng kem chống nắng lo ngại chúng sẽ làm giảm lượng vitamin D được da tổng hợp dưới các tác độgn của ánh nắng mặt trời. Các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ rằng kem chống nắng không làm ảnh hường đáng kể đến vấn đề này.
Viện da liẽu Mỹ khuyến cáo mọi người nên dùng những thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá, cá hồi, cá mòi, sữa đậu nành... để có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cho cơ thể thay vì phải cần đến ánh nắng.
Kem chống nắng dạng phun
Ngoài những thiết kế truyền thống ở dạng bôi thì ngày nay kem chống nắng còn phát triển dạng phun để tiện lợi hơn cho người sử dụng. Nhưng dạng này không được an toàn như dạng kem nên Hiệp hội dược phẩm Mỹ khuyên khi dùng sản phẩm chống nắng dạng phun không nên để gần ngọn lửa vì chúng sẽ dễ bén lửa và gây bỏng cho người sử dụng.
Vì dạng phun thường chứa những thành phần dễ cháy như alcol, dung môi hữu cơ. Đó là những chất không có lợi cho sức khỏe và dễ cháy.
Tiến sĩ Trotter khuyên mọi người chỉ nên dùng dạng phun cho những vị trí trên cơ thể khó dùng dạng kem và khi dùng nên để miệng phun gần da, hạn chế kem tỏa ra không khí.