Trang chủ Blog Chống Nắng Tác hại của ánh nắng mặt trời

Tác hại của ánh nắng mặt trời

Cập nhật: 11:41, 17/05/2014
Mục lục bài viết [Ẩn]
    hehehehe

Sau khi hấp thu các tia cực tím (UV), DNA của tế bào da bị tổn thương, ba điều có thể xảy ra:

- Thứ nhất là tế bào tự phục hồi những tổn thương nhờ một loạt các enzyme và bằng cách tiết ra các chất giúp cho quá trình phục hồi cấu trúc phân tử, gây phù nên trên da. Da ửng đỏ là kết quả của quá trình phục hồi hay do viêm. Những chất này cũng có thể gây tổn hại chất tạo keo và elastin ở lớp chân bì, đưa tới sự lão hóa da. Bình thường, da vẫn bị lão hóa do tuổi tác, nhưng nếu da tiếp xúc với ánh sáng không được bảo vệ thì bị lão hóa nhanh hơn, có thể thấy bằng cách so sánh vùng da phơi ngoài ánh nắng (có nhiều vết nám, vết tàn nhang hay nếp nhăn) và vùng da được quần áo che phủ (trắng, mịn màng).

Sự lão hóa da do ánh nắng là tổn thương trên da tích tụ trong thời gian dài. Nhiễm độc khói thuốc lá trên da cũng gây sự lão hóa tương tự.

- Thứ hai là các tế bào bị tổn thương đến mức không thể phục hồi, nên da phồng rộp lên và bị tróc da. Xảy ra khi bị bỏng nắng nặng.

- Thứ ba là các DNA bị tổn thương không hồi phục, xuất hiện sự đột  biến ở các tế bào nằm dưới đáy lớp biểu bì, là nguyên nhân gây ung thư da.

Nắng chiếu càng mạnh thì tổn thương da càng nặng, tuy nhiên tổn thương cũng tùy thuộc vào từng loại da. Người có nước da màu đậm thường ít bị tổn thương da hơn người có nước da trắng. Trước tác hại của tia UV, da phản ứng lại bằng hai cách:

- Thứ nhất là da rám nắng (hay ăn nắng) là do các sắc tố melanin (còn gọi tắt là hắc tố) ở lớp biểu bì được phóng thích sau vài ba giờ da bị tổn thương do ánh nắng. Hắc tố này lan rộng ra khắp phần dưới tế bào lớp sừng rồi tích tụ quanh nhân tế bào để bảo vệ nhân khỏi tác hại của tia UV. Sau đó hắc tố được đẩy dần lên bề mặt da rồi bị tiêu hủy, thường gọi là quá trình nhả nắng. Da rám nắng luôn luôn liên quan tới tổn thương DNA do tia UV tác động vào tế bào trong suốt quá trình ăn nắng. đối với người có da đen thì được bảo vệ trước tia UV gấp 10 đến 15 lần người có da trắng, da nâu được bảo vệ gấp 5 lần.

- Thứ hai là da dày lên, do các tế bào lớp sừng được phân bào nhanh hơn bình thường, làm cho lớp biểu bì dày lên rất nhanh, có tác dụng bảo vệ lớp tế bào đáy (dễ bị tổn thương) đối với tác hại của ánh nắng gấp 5 đến 10 lần so với bình thường.

Phòng ngừa

Thường xuyên che phủ da trước ánh nắng quá chói (đội mũ rộng vành, che kín mặt, kính râm, bao tay, áo khoác ngoài, vớ chân…) hay tránh đi ngoài nắng nếu không có việc cần thiết vào những giờ ánh nắng mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất (từ 10 giờ đến 14 giờ), có thể dùng kem chống nắng với chỉ số bảo vệ chống nắng (SPF) từ 15 đến 25 khi ở trong thành phố và chỉ số SPF trên 25 khi đi ra biển. Nên thực hiện điều này ngay từ lúc còn nhỏ để giữ gìn làn da. Tuy nhiên, dù muộn thì việc che nắng cũng làm giảm tốc độ và mức độ lão hóa da.

Bài viết liên quan