Nhiều người mặc dù đã dùng kem chống nắng nhưng hiệu quả bảo vệ rất ít, thậm chí là không có, không những thế còn gây nên những tổn thương trên da vô cùng nguy hiểm.
1.Không bôi đủ liều lượng
Hãy tưởng tượng kem chống nắng là chiến binh bảo vệ cho da bạn nhé, mà một khi đã mang trọng trách bảo vệ lớn lao thì cần phải đủ đô, đủ lực lượng, sức mạnh. Nhiều chị em thường kêu ca rằng, sử dụng kem chống nắng thường xuyên trước khi ra đường, nhưng họ vẫn cháy đen sau mỗi mùa nắng, nguyên do chính của họ là chưa bôi đủ liều lượng. Bạn có thể tiết kiệm kem nền, kem dưỡng đắt tiền, nhưng với kem chống nắng thì đừng bao giờ quá tiết kiệm. Để bôi được nhiều kem chống nắng mà không bị bí bách và sốt ruột thì thay vì quệt cả vốc lên mặt, mình hay bôi làm 2-3 lớp mỏng, lớp này chồng lên lớp kia, bôi nhiều hơn tẹo ở phần má vì phần này da mỏng, lại có diện tích lớn nên dễ sinh nám và tàn nhang khi bị phơi nắng nhất!
2.Chọn sai chỉ số SPF
Chỉ số chống nắng (SPF) cho biết khả năng của sản phẩm bảo vệ da khỏi tia UVB – nguyên nhân khiến cho da bị cháy nắng – sẽ gấp bao nhiêu lần so với lúc không dùng sản phẩm. Ví dụ đơn giản, nếu da bạn ra nắng trong 1 tiếng sẽ bị cháy nắng, thì khi dùng kem chống nắng có SPF 15 thì sẽ có hiệu quả chống tia UVB trong vòng 15 tiếng, tức là gấp 15 lần. Tuy nhiên, con số tính toán này hoàn toàn không ổn định vì cường độ bức xạ của mặt trời luôn thay đổi vào các giờ trong ngày, cộng thêm khi bạn hoạt động bị ra mồ hôi, bị dính nước, quần áo cọ xát… những yếu tố này sẽ khiến khả năng chống nắng của sản phẩm bị suy yếu.
3. Quên thoa kem sau khi sử dụng kem dạng xịt
Một số người thường chọn kem chống nắng dạng xịt vì dễ sử dụng. Tuy nhiên, sau đó, bạn cần phải dùng tay để thoa đều kem lên cơ thể. Cách này sẽ giúp bạn đỡ bỏ sót các vùng da.
4. Bỏ qua những "ngõ ngách"
Bạn sẽ dễ dàng quên vùng tai, ngón chân, bàn tay trong khi ánh nắng thì không chừa bất cứ khu vực nào. Môi và tai thậm chí còn là khu vực có nguy cơ bị ung thư cao nhất do tiếp xúc với nắng nhiều. Bên cạnh việc thoa toàn bộ kem lên cơ thể trước khi ra ngoài 15 phút, bạn đừng bỏ quên một thỏi son dưỡng chống nắng có chỉ số SPF 15 trở lên. Ngay cả đôi mắt cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể do tia UV, vì thế một cặp kính chống nắng sẽ giúp bảo vệ cửa sổ tâm hồn cho bạn.
5. Không bôi kem khi ở trong nhà
Bạn thường có thói quen tẩy da chết với retinoids và axit salicylic. Cách này thường khiến da nhạy cảm, dễ gây cháy rát khi gặp nắng. Hãy siêng năng sử dụng các loại kem có chỉ số SPF 30 trong ngày, ngay cả khi ngồi trong nhà. Bởi ánh nắng vẫn có thể len lỏi qua cửa kính và tấn công làn da của bạn bất cứ lúc nào.
6.Thoa kem chống nắng sát giờ ra ngoài
Kem chống nắng cũng giống như những loại kem dưỡng da khác đều cần một khoảng thời gian để có thể thẩm thấu vào da. Vì vậy nên thoa kem chống nắng truớc khi xuất phát khoảng 10 đến 20 phút và nên thoa kem trước 30 phút khi ra bãi biển.
7.Không dùng kem chống nắng hàng ngày
Kem chống nắng chỉ dành cho những ai đi biển, chơi thể thao nhiều tiếng đồng hồ ngoài trời, hoặc đơn giản là không thích đen da? Đây là một quan niệm sai lầm hết sức ạ. Không một bác sĩ và chuyên gia trang điểm nào, thậm chí cả những beauty blogger không chuyên là không ám ảnh về kem chống nắng. Chống nắng không phải là chống chọi với sự khắc nghiệt và nóng bỏng của cái nắng, mà thật ra là chống chọi với những tia cực tím vô hình nhưng cực kì nguy hiểm trong đó: tia UVA (là thủ phạm chính khiến da lão hoá, nhăn nheo, lại còn làm da tối màu đi nữa) tia UVB (chuyên gây cháy nắng, bỏng rát, nguy hiểm nhất là ung thư da sau này). Đáng buồn là những tia này luôn rình rập bủa vây kể cả khi trời không nắng, khi bạn ngồi cạnh cửa sổ nơi văn phòng, khi bạn ung dung trong xe taxi, xe buýt; thậm chí cả khi bạn đã che phủ triệt để từ đầu đến chân với áo chống nắng, găng tay và nhiều dụng cụ khó hiểu mà chỉ ở châu Á mới có nữa.
8.Chỉ thoa kem chống nắng 1 lần/1 ngày