Trang chủ Blog Chống Nắng Mặt trái không thể xem thường của kem chống nắng

Mặt trái không thể xem thường của kem chống nắng

Cập nhật: 11:41, 17/05/2014
Mục lục bài viết [Ẩn]
    hehehehe

mat trai cua kem chong nang

Mùa hè đang đến dần, để chuẩn bị cho những chuyến đi chơi ngày hè hầu như bạn gái nào cũng đã sắm cho mình một lọ kem chống nắng. Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn chưa biết mặt trái của các loại kem chống nắng và cách sử dụng thế nào để có hiệu quả nhất.   
  1. 84% kem chống nắng không an toàn
  2. Nổi mụn chi chít chỉ vì kem chống nắng!
  3. Hậu quả của việc lạm dụng quá mức kem chống nắng
  4. Cẩm nang hướng dẫn sử dụng kem chống nắng thật chuẩn
  5. Tư vấn kem chống nắng tốt cho da khô và nhạy cảm
 
  • Sở dĩ kem chống nắng có tác dụng chống nắng là nhờ trong đó chứa các hoạt chất có tác dụng hấp thụ hoặc phản chiếu lại hoặc tán xạ tia cực tím. Nhiều hoạt chất được sử dụng trong các loại kem chống nắng như: paraaminobenzoic acid, dibenzoylmethane, cinnamate, benzophenone, titanium, dioxide, talc, kaolin, oxide sắt, oxide kẽm... Tuy nhiên, các thành phần này nằm trong kem chống nắng cũng có một số điểm mặt hạn chế bạn cần chú ý.

mat trai cua kem chong nang

Hoạt chất paraaminobenzoic acid (PABA) 5% có tác dụng chặn tia tử ngoại UVB để tránh bỏng nắng và chống sạm da tiềm tàng nhưng lại cho tia UVA đi qua vì vậy vẫn có thể gây sạm da tức thì. PABA chống nắng tốt nhưng có thể gây kích ứng hoặc làm khô da, PABA dạng ester làm dịu da hơn nhưng vẫn có thể gây kích ứng. Độ chống nắng được đánh giá bằng chỉ số SPF (sun protection factor).
  • Các loại kem chống nắng hiện hành có các thành phần "màng lọc", ngăn tia cực tím thâm nhập sâu xuống các lớp dưới của biểu bì (lớp ngoài cùng của da), nơi chúng có thể gây hại cho da.

mat trai cua kem chong nang

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sẽ hấp thụ một lượng tia cực tím (UV) nhất định. Quá trình này làm sản sinh các thành phần có hại tên là ROS (reactive oxygen species). ROS gây tổn thương thành tế bào, màng lipid và nguyên liệu di truyền ADN bên trong các tế bào da, khiến da bị tổn hại và có nhiều dấu hiệu lão hoá dễ nhận biết. Việc phơi nắng quá nhiều, nhất là ở thời kỳ niên thiếu, còn làm tăng nguy cơ ung thư da.

Khi mới được bôi, kem chống nắng nằm lại trên bề mặt của da, không cho tia cực tím vào sâu hơn. Điều tồi tệ chỉ xảy ra một thời gian sau khi bôi kem. Lúc này, chính các thành phần "màng lọc" của kem lại ngấm sâu vào trong da, mở cửa cho tia cực tím tự do đi vào sâu hơn. Tại đó, tia cực tím sẽ kết hợp với thành phần "màng lọc", làm sản sinh thêm nhiều phân tử ROS, nhiều hơn cả khi không bôi kem chống nắng.

mat trai cua kem chong nang

Nói một cách khác, khi ra nắng, nếu không bôi kem bảo vệ, tia cực tím cũng kích thích sản xuất các phân tử có hại nhưng với số lượng ít hơn so với khi thành phần "màng lọc" trong kem chống nắng phản tác dụng

Những phản ứng này sẽ giảm đi nếu ta bôi thêm lên da một lớp kem chống nắng mới. Lúc đó, tia cực tím sẽ bị chặn lại trên bề mặt da như lúc đầu, không thể thâm nhập vào lớp sâu hơn của biểu bì.

mat hai cua kem chong nang

Bài viết liên quan