Trang chủ Blog Chống Nắng Vì sao dùng kem chống nắng mà da vẫn bị sạm đen?

Vì sao dùng kem chống nắng mà da vẫn bị sạm đen?

Cập nhật: 11:41, 17/05/2014
Mục lục bài viết [Ẩn]
    hehehehe
Dù đã dùng kem chống nắng đắt tiền, rất nhiều người vẫn bị cháy nắng sau chuyến du lịch.  
  1. Bạn biết gì về kem chống nắng hữu cơ?
  2. Công dụng làm chậm lão hóa da bất ngờ của kem chống nắng
  3. Hãy ngăn ngừa khối u ác tính bằng kem chống nắng !
  4. Heliocare – Thương hiệu Kem chống nắng hàng đầu thế giới
  5. Thực phẩm hằng ngày – kem chống nắng tự nhiên an toàn
  Chị Vũ Thị Thủy, phụ trách Four Season Spa (Trung tâm TDTT Hoa Lư -số 2 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM) lý giải một số nguyên nhân khiến kem chống nắng bị “vô hiệu hóa” như sau: - Nếu bôi kem chống nắng không đúng cách thì ngay cả những loại kem đắt tiền nhất cũng không thể bảo vệ làn da mỏng manh của bạn dưới nắng mặt trời. Để lựa chọn loại kem chống nắng thích hợp với hoàn cảnh sử dụng, bạn cần lưu ý đến chỉ số SPF. Đây là định mức đo lường số giờ trung bình làn da được bảo vệ ngoài trời nắng khi sử dụng sản phẩm chống nắng. Thông thường 1 SPF = 15 phút, nghĩa là 20 SPF = 5 giờ, 30 SPF = 7giờ 30 phút. Tuy nhiều loại kem có khả năng chống nắng lâu dài nhưng tốt nhất sau bữa trưa, bạn nên rửa mặt sạch và bôi lại lớp kem chống nắng mới.

bôi kem chống nắng mà da vẫn bị sạm đen

- Trước khi dùng kem chống nắng, nên làm sạch da, để khô và thoa kem chống nắng trước 30 phút trước khi đi ra ngoài để kem có đủ thời gian hấp thu vào da. Bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên khoảng 30 phút/1 lần khi đi bơi lội, tắm biển hoặc hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt, trong giờ cao điểm các tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất (khoảng từ 10g sáng đến 4g chiều mỗi ngày), để bảo vệ tốt nhất cho làn da, bạn cần mặc quần áo chống nắng, sử dụng kính râm, mũ nón, khẩu trang theo cách truyền thống, kết hợp với bôi kem chống tia UV.

bôi kem chống nắng mà da vẫn bị sạm đen

- Thông thường, các loại kem chống nắng có chỉ số SPF chỉ chống được tia UVB (tia cực tím gây bỏng da) còn tia UVA thì chỉ có các loại kem chống nắng phổ rộng mới có thể ngăn chặn được. Tia UVA có bước sóng sâu có thể đi qua kính, nhựa trong suốt do đó các bạn cũng đừng “khinh thường” các tia nắng xuyên qua các lớp kính khi ngồi trong cao ốc hoặc di chuyển trên xe. Có quan điểm cho rằng trời râm mát thì da không thể bị sạm đen, nên không sử dụng kem chống nắng, nhưng thực tế tia cực tím UVA và UVB từ mặt trời vẫn có thể gây hại cho da của bạn, có thể gây sạm da, nám hoặc thậm chí có thể gây ung thư da.

bôi kem chống nắng da vẫn bị sạm đen

- Trên thị trường hiện có những loại mỹ phẩm chống nắng cơ bản: dạng xịt, dạng kem, dạng dung dịch lỏng hoặc dạng gel. Sản phẩm chống nắng dạng xịt rất tiện vì có thể xịt đều và nhanh lên toàn thân, nhưng nếu bạn xịt chưa đủ lượng hoặc xịt chưa đều, khoảng da nhỏ xíu giữa các bọt nước li ti sẽ không được bảo vệ. Ngoài ra, có một nghiên cứu gần đây cho thấy người dùng dung dịch chống nắng dạng xịt có thể bị bắt lửa nếu đứng gần bếp nướng ngoài trời, kết quả là vẫn bị phỏng lửa. Vì vậy, hãy chờ vài phút trước khi ra ngoài trời hoặc tới gần ngọn lửa. Với kem dạng lỏng, kem, gel cũng vậy, bạn hãy đọc kỹ nhãn để biết cần thoa kem trước bao nhiêu phút trước khi ra đường.

bôi kem chống nắng da vẫn bị sạm đen

- Với khuôn mặt, hãy bóp kem ra tay và thoa lên da một lớp mỏng và đều như tấm phim bảo vệ da trên khắp mặt bạn. Một lớp bảo vệ vững bền sẽ giúp bạn chống nắng tốt. Nếu bạn thoa một lượng kem quá nhiều, bạn có thể làm vỡ lớp “phim” bảo vệ, và khả năng chống nắng sẽ kém hẳn. Tương tự, nếu bạn trang điểm, gắng đừng làm bay mất lớp chống nắng khi bạn tán kem, phấn. - Với toàn thân, cũng theo các hướng dẫn trên, nhưng nhớ là đừng đổ kem chống nắng ra tay, chà xát lòng bàn tay lại với nhau rồi mới vỗ vào cánh tay, chân, đùi, lưng, bụng… Đây là lỗi thường gặp của chúng ta. Với cách thoa kem thế này, lòng bàn tay bạn được khoác một lớp bảo vệ trong khi những phần khác thì không. Tốt nhất cứ cho kem lên vùng da cần bôi rồi dùng tay tán đều.

bôi kem chống nắng da vẫn bị sạm đen

 
Bài viết liên quan