Bất ngờ bị bỏng da trong khi đã bôi kem chống nắng
Cập nhật: 11:41, 17/05/2014
Mục lục bài viết [Ẩn]
hehehehe
Mặc dù nhiều người đã che kín da bằng cách mặc quần áo phủ kín khắp cơ thể và bôi kem chống nắng toàn thân khi ra nắng nhưng cũng không tránh khỏi nguy cơ bị bỏng da.. Vậy đâu là nguyên nhân, bỏng da có gây nguy hiểm không và cách xử lí như thế nào là an toàn nhất?
Bỏng nắng là phản ứng viêm da cấp hay mãn tính xảy ra vì tiếp xúc quá nhiều hay nhạy cảm với ánh nắng.
Sau một thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, bệnh nhân có các triệu chứng: phản ứng viêm da cấp tính, khi tổn thương đủ nặng thường kèm theo đau, đỏ da, phù (nhìn như vết bỏng), mụn nước và chảy nước ở vùng tiếp xúc với ánh nắng.
Tiếp theo là hiện tượng bong vảy và thay đổi sắc tố sau khi viêm da cấp. Người ta xác định tổn thương viêm da do ánh nắng dựa vào vị trí của vùng da đã tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, vùng này có thể lan rộng theo thời gian đến những chỗ được che kín bởi quần áo.
2. Biến chứng của bỏng nắng
Tuy ít gặp nhưng có thể xuất hiện trường hợp bệnh nhân bị tổn thương đường ruột hoặc kiệt sức.
Biến chứng có thể xảy ra khi bị tổn thương da do nắng với người có nước da trắng là sự tích lũy tác hại của ánh nắng chậm tác động lên da nhưng lại gây bệnh dày sừng và ung thư da. Ở một số người khác thì bị viêm da mãn tính mặc dù không dùng các thuốc gây nhạy cảm ánh nắng.
3. Nguyên nhân của căn bệnh
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất prostaglandin đóng vai trò sinh bệnh trong giai đoạn đầu của triệu chứng đỏ da.
4. Cách xử lí khi bị bỏng nắng
Để điều trị các triệu chứng đau và sốt trong viêm da do ánh nắng cấp có thể dùng một trong các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như aspirin, acetaminophen... Trong trường hợp bệnh nhân nhạy cảm nhiều với ánh nắng có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin...
Việc chăm sóc tổn thương trên da cần phải chú ý những điều sau:
- Đắp gạc lạnh tẩm nước muối sinh lý, bicarbonat, hoặc aluminum subacetat.
- Dùng hồ nước hoặc dung dịch bột bôi lên vết thương.
- Tránh dùng thuốc dạng mỡ trong khi tổn thương ở dạng mụn nước và vẫn còn ướt.
- Tổn thương thường khu trú ở mặt và các vùng da hở, nên cần theo dõi sát để phòng tránh các tác dụng phụ của thuốc steroid.
Tuy nhiên nếu đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng lạ nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp hơn.