- Da nhờn, mụn nên chọn kem chống nắng nào là tốt nhất?
- Hé lộ cách chống nắng hiệu quả mà không cần đến kem
- Có nên cho trẻ em dùng kem chống nắng thường xuyên?
- Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng kem chống nắng cho người lớn tuổi
- Viên uống chống nắng – giải pháp chống nắng hàng đầu cho da
1. Những nguyên nhân và biểu hiện của dị ứng kem chống nắng
- Bác sĩ Nguyễn Thành, BV Da liễu Trung ương cho biết, thông thường cứ vào mùa hè là các ca bệnh đến khám do dị ứng kem chống nắng lại tăng lên. Có trường hợp sau khi sử dụng lần đầu tiên, bị dị ứng, nổi mẩn hoặc ngứa vùng bôi kem, cũng có những trường hợp sau khi bị dị ứng kem chống nắng đã tự mua thuốc về điều trị dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, nhẹ thì gây phồng rộp da, nổi từng đám mụn nước, nặng hơn thì lở loét, thậm chí nguy kịch do nhiễm trùng.
- Theo bác sĩ Thành, nguyên nhân là do mỗi loại kem chống nắng có một tính năng riêng, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng da khác nhau trên cơ thể. Đặc biệt, nếu sử dụng phải những loại kem chống nắng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng thì nguy cơ bị dị ứng càng cao.
2. Cách xử lí khi bị dị ứng kem chống nắng
- Sau khi bôi bất kỳ loại kem chống nắng nào nếu thấy da bị nổi sẩn, ngứa đỏ thì ngừng ngay lập tức, dùng vòi nước rửa cho mạnh để làm trôi đi lượng kem, thông thường như vậy chỉ cần ngưng ngay mỹ phẩm thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần và hết hẳn.
- Tuy nhiên, ở một số người có dị ứng ngày càng nặng hơn do đó cần phải được điều trị, tùy theo mức độ mà điều trị khác nhau, đối với viêm da nhẹ, cần bôi ngắn hạn các thuốc có Corticoid như Eumovate, Dermovat, Flucinar…Trường hợp thật nặng thì uống thêm các thuốc kháng dị ứng như Clarytine, Cezil, Celestamine, uống Vitamin C liều cao. Thông thường chỉ sau 3 ngày điều trị các triệu chứng sẽ nhanh chóng khỏi hẳn.
3. Phòng dị ứng kem chống nắng
- Để hạn chế các tác dụng phụ, trước khi bôi kem chống nắng nên bôi thử một ít kem vào một vùng da nhỏ chừng 1 cm2 trên mặt trong 3 – 4 ngày, nếu không có dấu hiệu gì thì có thể yên tâm bôi rộng ra cả mặt. Khi bôi thử mà có dấu hiệu bất thường như da bị đỏ lên, dày bì, căng rát và cảm thấy rấm rứt, khó chịu, ngứa. Nếu nặng thì có thể bị các mụn nước dày đặc, chảy nước… cần phải lập tức ngừng sử dụng kem chống nắng.
- Không nên chọn loại kem chống nắng có chứa axit para-aminobenzoic (PABA) nếu bạn dễ bị dị ứng với các thành phần của chúng.
- Những người mắc chứng viêm tuyến bã nhờn hoặc bị mụn trứng cá, nên hạn chế dùng kem chống nắng, vì các chất giữ ẩm có trong kem khi tiếp xúc với vùng da bị thương dễ gây dị ứng và nhiễm trùng.